Lãnh đạo, chiến lược và lực lượng chiến đấu Chiến_tranh_Kế_vị_Tây_Ban_Nha

Đánh bại quân Pháp đòi hỏi sự nỗ lực liên minh, va bằng cách tấn công Louis XIV trên nhiều mặt trận phe Liên minh đã buộc người Pháp phân chia các lực lượng quân đội trọng yếu của họ đi khắp nơi.[39]

Đối với Anh, vấn đề Tây Ban Nha không phải mối quan tâm chính, nhưng sự tăng cường quyền lực của Pháp và khả năng họ sẽ thống trị châu Âu bị xem là mối đe dọa hàng đầu cho lợi ích của người Anh ở trong và ngoài nước. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của nước này là nguyên cớ của cuộc tranh luận căng thẳng. Nói chung, Đảng Bảo thủ tránh chiến tranh trên lục địa với sự đồng tình một 'chính sách blue water' nơi Hải quân hoàng gia tiến hành chiến tranh ngăn chặn nguồn thương mại của Pháp và Tây Ban Nha trên biển trong khi cùng lúc đó bảo vệ và mở rộng thương mại cho Anh. Phe Bảo thủ coi chuyện phải đem quân đánh lên lục địa là khá tốn kém, và sẽ chỉ có lợi cho phe Liên minh hơn là cho Anh. Ngược lại, Đảng Whigs và các ông trùm tài chính ở London những người sẽ thu được nhiều lợi ích nhất nếu chiến dịch được tổ chức trên lục địa, ủng hộ tấn công lên bộ, và lập luận rằng chỉ mình hải quân sẽ không bao giờ thắng nổi Louis XIV.[40] Các cuộc tranh luận về chuyện sử dụng nguồn lực của người Anh như thế nào sẽ tồn tại trong suốt cuộc chiến, nhưng sức mạnh tài chính của nước này giúp nó triển khai một số chiến lược, quan trọng nhất trong số đó là khả năng tấn công nước Pháp trên nhiều mặt trận. Tuy nhiên, đánh bại được Louis XIV là vượt quá khả năng của một thành viên duy nhất trong liên minh, và vì thế tất cả chiến lược đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ về thương mại và chính trị giữa Anh và Cộng hòa Hà Lan để cùng nhau có được một quân đội hiệu quả trên chiến trường và duy trì mối quan hệ tốt với các thành viên liên minh ở châu Âu, chủ yếu là Đức, nơi các vương hầu có thể cung cấp quân đội đánh thuê cho họ.[41]

Vua George I khi còn là Tuyển đế hầu Hanover (1660–1727). Khắc bởi John Smith, 1706.

Phần nhiều các thành bang ở Đức (bao gồm Hesse-Kassel, Hesse-Darmstadt, Palatinate, Münster, Baden) đã chiến đấu để giành lại một vài vùng lãnh thổ cũ của Thánh chế La Mã thuộc Alsace và Lorraine, và do đó đảm bảo một Rào cản của Đức mạnh mẽ ở biên giới phía tây của đế chế. Tuy nhiên, nhiều người trong số những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Đức lại có những chiến lược khác và quyền lợi khác trong cuộc chiến, và ưu tiên đưa quân của hộ hỗ trợ Anh-Hà Lan để đổi lấy trợ cấp hàng năm. Georg Luwig, Tuyển đế hầu Hanover, đang háo hức củng cố địa vị của ông ở Anh là người kế vị Nữ hoàng Anne, trong khi Friedrich August xứ Saxony – cũng là Vua của Ba Lan – có những chiến lược riêng trong Đại chiến phương bắc chống lại Karl XII của Thụy Điển. Tuyển đế hầu xứ Brandenburg-Phổ – người nhận được sự chấp thuận của Leopold I khi đã công nhân ông ta làm Friedrich I, Vua ở Phổ, cũng là một thành viên trong Đại Liên minh – cung cấp lực lượng 12,000 người vào đầu cuộc chiến, nhưng sự tham gia của ông chỉ có thể được đảm bảo bằng sự nhượng bộ về tài chính và lãnh thổ.[42] Frederik IV của Đan Mạch cũng cung cấp quân đổi để đổi lấp tiền trợ cấp, mặc dù ông không bao giờ chính thức tham gia chiến tranh chống lại Pháp.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Kế_vị_Tây_Ban_Nha //books.google.com/books?id=RIQioWcVxnkC //books.google.com/books?id=zGk1kgEACAAJ http://www.spanishsuccession.nl/1702.html http://www.british-history.ac.uk/report.asp?compid... http://www.a2a.org.uk/search/documentxsl.asp?com=1... http://books.google.com.vn/books?id=-PMNAAAAQAAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=4LPODzLgDVEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=8sxZmp_EzncC&q... http://books.google.com.vn/books?id=JwFoAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=SQRoAAAAMAAJ&q...